Quy Nhơn là một thành phố xinh đẹp nằm trong tỉnh Bình Định, nơi đây nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, non nước hữu tình và con người chân phương, hiền hậu. Nếu một lần được ghé qua thành phố này, nhất định bạn không được bỏ qua những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Quy Nhơn, Bình Định sau đây nhé.

Mục lục

Biển Nhơn Lý Eo Gió ,

Quy Nhơn vốn nổi tiếng với những thiên đường biển đẹp ngất ngây, thu hút rất nhiều du khách trong đó phải kể đến khu vực biển Nhơn Lý với 6 bãi tắm quyến rũ du khách gồm: Kỳ Co, Vũng Dứa, Eo Gió, hố Nhà Cang, Hòn Sẹo, Rạng lớn. Thiên nhiên ở vùng biển Nhơn Lý là sự kết hợp hài hòa giữa biển xanh, núi trùng điệp, những thắng cảnh nổi tiếng và những bãi cát dài thơ mộng. Với lợi thế cảnh đẹp hiếm có, rạng san hô nguyên sơ, hệ sinh thái biển đa dạng, Nhơn Lý được các du khách trong và ngoài nước ví như “thiên đường” biển đảo của Việt Nam. Các năm gần đây, sau khi các hình ảnh biển đảo đẹp đến ngỡ ngàng của Nhơn Lý được tung lên mạng, nơi đây bỗng chốc trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thiên nhiên.

Ấn tượng nhất tại Nhơn Lý là những hòn đảo nhỏ san sát nhau trên biển, đối lập với dòng nước hiền hòa, trong vắt phía dưới. Mặt nước xanh trong luôn dập dềnh sóng vỗ, triền núi đá cao và cỏ dại phủ xanh rì thành từng thảm trên núi, âm thanh vi vu của gió và hương mặn nồng của biển… tất cả những vẻ tự nhiên rất đỗi thu hút ấy đã tạo nên một vùng biển thật ấn tượng và quyến rũ. Rời khỏi chốn đô thị bộn bề công việc vài ngày đến với thiên đường biển đảo đặc sắc này để tận hưởng cuộc sống bình dị, tại sao không?

Kỳ Co

 

2.Hòn Khô

Nếu như bạn đang tìm một nơi, vừa có con đường xuyên biển, cầu gỗ sống ảo, lại vừa hoang sơ, không đông đúc thì Hòn Khô Quy Nhơn chính là sự lựa chọn hợp lý rồi đấy. Hòn Khô (hay còn được gọi là Cù lao Hòn Khô) là một trong 32 hòn đảo gần bờ của tỉnh Bình Định nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 16 km, đây là bãi biển có nhiều đá nhất tuy nhiên nó lại là bãi biển sạch và giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp thiên nhiên vốn có. Mùa biển động, Hòn Khô đón những con sóng lớn xô vào ghềnh đá rồi tung những bọt trắng xóa như đóa hoa biển. Mùa đẹp nhất để bạn ghé thăm nơi đây là khoảng từ tháng 3 đến tháng 9, bạn sẽ được sống trong thiên nhiên với thảm cỏ xanh mướt, dòng nước ngọt nứt ra từ vách đá.

Trên đảo Hòn Khô dân cư thưa thớt, chủ yếu là ngư dân với hoạt động chính là đánh bắt hải sản cho nên nơi này có cảnh vật hoang sơ chuẩn vẻ đẹp tự nhiên. Xen giữa những mỏm núi đá nhô ra biển là nhiều bãi cát phẳng mịn, quyến rũ. Đến với đảo Hòn Khô có hai trải nghiệm đầy thú vị mà du khách không thể bỏ qua đó chính là lặn ngắm san hô dưới biển và chinh phục dãy núi đá trên đảo. Ngoài ra hải sản nơi này cũng là điều hấp dẫn du khách với hải sản theo mùa, tươi sống và cách chế biến khác biệt. Đảo Hòn Khô đúng như tên gọi của nó rất khô, chẳng có cây xanh, chẳng có những rặng dừa nghiêng nghiêng quyến rũ vậy mà Hòn Khô lại có sức quyến rũ lạ kỳ, thu hút rất nhiều bạn trẻ du lịch bụi.

 

3.Cù Lao Xanh

Cù Lao Xanh có lẽ là cái tên vẫn còn lạ lẫm với một số người, tuy nhiên đây là một hòn đảo tuyệt đẹp với sự bất tận của biển cả, của trời xanh. Cù Lao Xanh chính là món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Bình Định. Đến đây bạn sẽ được đắm chìm trong không gian của thiên nhiên bao la, bạn có thể đứng từ đảo phóng tầm mắt ra ngắm nhìn ngọn hải đăng lấp lánh ánh sáng cả ngày lẫn đêm hay thức dậy đón bình minh vào buổi sáng và chờ ngắm hoàng hôn buông khi chiều xuống. Cù Lao Xanh luôn hứa hẹn đưa đến cho du khách du lịch Quy Nhơn vô vàn những trải nghiệm mới mẻ và không thể nào quên. Tới đây, du khách không chỉ được chìm đắm trong không gian thiên nhiên rộng lớn trong lành, mà còn có cơ hội được hòa mình vào cuộc sống dân dã của những người dân chài nơi đây.

Cù Lao Xanh đẹp quanh năm nhưng bạn nên tránh khoảng thời gian cuối tháng 7 và tháng 8 vì đây là thời gian bão nhiều sẽ gây nguy hiểm cho chuyến đi của bạn. Ngoài ra, mùa đông các bạn cũng không nên đi. Thời gian lý tưởng để khám phá đảo là tháng 2 đến tháng 6, tháng 9 và tháng 10. Đến với Cù Lao Xanh bạn sẽ có những trải nghiệm rất thú vị như: đi dạo, tắm biển, ngắm bình minh, ngắm san hô, ngắm hoạt động làm việc của dân chài… Tại Cù Lao Xanh, chỉ cần bước đi trên mặt nước thôi bạn cũng có thể gặp được những cụm san hô với đủ mọi hình dáng kích thước. Nơi đây còn là thiên đường về hải sản dành cho bạn, hải sản tươi ngon mà giá lại cực hạt dẻ nhé.

4.Tháp Đôi

Tháp Đôi chính là một trong những công trình kiến trúc độc đáo mà khi nhắc tới Bình Định, du khách nào cũng muốn đặt chân tới thăm Tháp Đôi này. Vì sao lại nói Tháp Đôi là mộtcông trình kiến trúc độc đáo bởi vì đây là di tích văn hóa của người Chăm đã để lại. Tháp Đôi là một trong tám cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc. Cái tên Tháp Đôi xuất phát từ hình ảnh hai tháp đứng song song với nhau nên người dân nơi đây đặt tên cho nó là tháp đôi. Đến đây bạn có thể tìm hiểu văn hóa của người Chăm với một chút nghệ thuật kiến trúc cũng như hoa văn, họa tiết mà người Chăm sử dụng để trang trí.

Tháp có cấu trúc độc đáo bao gồm hai tháp: tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m nằm liền kề nhau. Bên trong lòng Tháp Đôi có cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng loại cối này để xay bột gạo chế biến các loại bánh. Bên ngoài được trang trí với những nét riêng đặc trưng như các tượng thần, các vũ công, tượng chim thần Garuda. Tất cả đều như một bức tranh sinh động chắc chắn sẽ thu hút du khách khi tới đây không thôi tò mò và thật sự ngạc nhiên về cấu trúc Tháp Đôi. Nếu như để ý kỹ du khách tới đây sẽ thấy trong hai ngôi tháp, tháp lớn đươc tạo dáng khá cân đối, phần thân và mái đều được xử lý tinh tế. Sự tỉ mỉ của người Chăm sẽ khiến bạn cảm thấy đây thực sự mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

du lịch Bình Định.

 

5.Bãi tắm Hoàng Hậu

Nằm trong địa phận của Ghềnh Ráng – một địa danh tham quan du lịch kì thú của Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đông Nam, bãi tắm Hoàng Hậu được xem là một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng nhất ở Quy Nhơn. So với các bãi biển nổi tiếng khác như Nha Trang, Vũng Tàu hay Phú Quốc thì bãi tắm Hoàng Hậu có thể vẫn còn khá xa lạ với một vài người. Nhưng đây là bãi tắm tuyệt đẹp và còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của mình.

 

Bất cứ du khách nào khi đặt chân đến đây đều cảm thấy ấn tượng bởi những hòn đá xanh tròn, nhẵn, trông giống như những quả trứng chim khổng lồ nằm xếp lên nhau trên bãi biển. Với vẻ đẹp của những hòn đá cuội tròn đủ màu sắc nằm dưới làn nước, bạn có thể tha hồ đùa giỡn với nước và dẫm chân lên đá cả ngày mà không hết thích thú. Xung quanh bờ là những ghềnh đá lớn đón những cơn sóng vỗ ngày đêm ập vào rồi tung ra làn nước trắng xóa như những bông tuyết mùa đông. Bãi tắm Hoàng Hậu là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến du lịch Quy Nhơn. Không gian thoáng mát, thanh bình cùng làn nước trong xanh, nối tiếp nhau cộng hưởng với tiếng của những con sóng xô bờ, tất cả sẽ xua tan đi những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống hằng ngày đem đến cho du khách những giờ phút thoải mái và thư giãn.

6.Biển Quy Hòa

Biển Quy Hòa nằm lặng lẽ, dịu dàng và kín đáo trong lòng thành phố Quy Nhơn với một mặt hướng ra phía biển, còn ba mặt còn lại là bao phủ bởi núi rừng và cây xanh bạt ngàn xanh bát ngát. Biển Quy Hòa đẹp tựa như một bức tranh sơn dầu đầy thơ mộng với với gam màu xanh ngắt của nước biển, màu trắng chạy dài tít tắp của cát như đang vẫy chào du khách vẫy vùng với làn nước kia.

Biển Quy Hòa hiện ra như một bức tranh thơ mộng mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho người dân xứ võ. Nơi này có làn nước biển trong xanh cùng bờ cát trắng trải dài đến tận chân trời. Đi qua bãi biển cát trắng mịn màng là những ghềnh đá nhấp nhô, cheo leo và đầy ngoạn mục điểm tô vẻ đẹp cho vùng đất này. Biển Quy Hòa có khí hậu trong lành, gió nhè nhàng, sóng biển dịu êm khiến cho du khách khi đến đây đều cảm thấy như được bàn tay mẹ vỗ về, xoa dịu như hồi còn bé. Khi đến đây, bạn cũng có thể đi thuyền ra những hòn đảo xa xa nằm trong đại dương để chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

7.Đầm Thị Nại

Đầm Thị Nại là nơi hội tụ dòng chảy của các nhánh sông Kôn, sông Hà Thanh. Hai dòng sông này đã vun đầy dòng nước ở đầm Thị Nại góp phần vẽ lên bức họa thủy mặc hữu tình hấp dẫn khách du lịch gần xa. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày đầm Thị Nại cũng đẹp, từ khi nắng mai hắt luồng sáng ấm áp xuống đầm, khi ánh hoàng hôn ma mị tím đỏ phủ lên đầm phá, khi trăng tròn thanh vắng, đầm trở nên huyền ảo hệt chốn thần tiên.

Đầm Thị Nại là đầm chứa nhiều loại hải sản nhất của Bình Định với chiều rộng hơn 4 km, chiều dài hơn 10 km. Trong đầm có một ngọn núi nhỏ như hình tháp, trên núi là những ngôi miếu nhỏ mà người dân nơi này lập nên để thờ cúng thủy thần mong cho việc làm ăn được bình an, thuận lợi. Đến với nơi này ngoài điều hấp dẫn được thưởng thức hải sản, điều tuyệt vời nữa là đón bình minh vào mỗi sớm mai khi ánh nắng mặt trời le lói qua khe núi, buông những tia nắng vàng xuống mặt hồ lấp lánh. Ngoài ra, du khách có dịp lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ, xuôi cùng sóng nước, nhìn ngắm khung cảnh bao la của đầm và khám phá cuộc sống ngư dân với nhiều trải nghiệm thú vị.

Tháp Bánh Ít

Đến tháp khi mặt trời chuẩn bị xuống, hai anh em cố cũng kịp chụp được vài tấm hình hoàng hôn trên đồi tháp. Khi bầu trời chỉ còn lại sắc cam le lói, màu xanh dần bị thay thế bởi bóng đêm và những vì sao, cụm Tháp Bánh Ít lại được soi sáng. Nhìn ảnh lại nghĩ bân quơ câu đối – mà cũng không biết phải không – các cao nhân vào đáp cho thằng em vui
“Tịch dương tháp cổ đèn soi sáng”
P/s : 18h20′ – 26/01/2021 – thôn Đại Lễ, Phước Hiệp, Tuy Phước

Tiểu Chủng Viện Làng Sông

Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định, Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định
Nơi ghi dấu quá trình hình thành chứ Quốc Ngữ. Ghé thăm Tiểu Chủng Viện khi gần đóng cửa, hai anh em Cận chỉ kịp chụp được vài tấm hình, trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh và cổ kính này. Đến giờ đóng cửa, hai anh em may mắn được một sơ trẻ tốt bụng dẫn đi tham quan phòng trưng bày kỷ niệm Nhà Máy In Làng Sông trong khuôn viên. Nhìn lại những kỷ vật, những sự kiện được liệt kê và được nghe kể kha khá về quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ gắn liền với quê hương, cái cảm giác lâng lâng tự hào …

Tiểu chủng viện Làng Sông nằm ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km về hướng Đông Bắc.

Gần đến Giáng sinh, các nữ tu ở Tiểu chủng viện Làng Sông tất bật dọn dẹp vệ sinh, trang hoàng cây thông, hang đá… chuẩn bị đón Noel. Trong tu viện, một nhóm nữ tu luyện hát thánh ca; ngoài hiên giáo đường, một nhóm nữ tu ngồi làm đèn múa được tận dụng từ vỏ chai nước suối bằng nhựa, phong cảnh thật an bình.

“Ở đây, đêm Giáng sinh mình tổ chức đêm Canh thức Giáng sinh, mình diễn nguyện lại cuộc giáng thế của Chúa hơn là mình nhắm tới mục đích làm văn nghệ. Đêm này là đêm trọng đại và tất cả những người Kito hữu là phải hợp nhau tới nhà thờ để cử hành mầu nhiệm này” – một nữ tu bày tỏ.

Tiểu chủng viện Làng Sông được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic, lối kiến trúc đặc trưng của người châu Âu trong xây dựng nhà thờ. Phần chính diện của nhà thờ được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn họa tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối xây dựng kiến trúc Thánh đường. Xung quanh nhà thờ là cánh đồng lúa ngút tầm mắt.ừ cổng chính đi vào, 2 bên hông là 2 hàng cây sao với tuổi đời gần 130 năm. Tiểu chủng viện Làng Sông đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từng nét kiến trúc ngày xưa để lại. Nhà in Làng Sông được xây dựng khoảng năm 1872 và bị phá hỏng năm 1885.

Năm 1904, nhà in Làng Sông được Đức cha Damien Grangeon Mẫn cho tái thiết, giao cho cha Paul Maheu làm giám đốc. Cha Paul Maheu học nghề in tại Hong Kong, thông thạo về kỹ thuật in ấn nên được cử về để Nhà in Làng Sông để điều hành hoạt động in ấn. Đây còn gọi là nhà in Đông Đàng Trong, một trong 3 nhà in lớn nhất thời bấy giờ, cùng với nhà in Đàng Ngoài và Tây Đàng Trong.Nhà in Làng Sông hoạt động cho đến khoảng năm 1936, sau đó được dời về Quy Nhơn. Linh mục Trương Đình Hiền, Tổng đại diện Giáo phận Quy Nhơn cho biết: Đây là 1 tu viện, hiện tại thì các sơ, các nữ tu là một dòng mới của địa phận đang ở đây. Địa phận muốn các sơ để tạo 1 không gian mở, giống như một nơi để tiếp đón tất cả các đoàn hành hương, người muốn nghiên cứu lịch sử, khách tham quan văn hóa. Khi đến đây họ được tiếp đón và chúng tôi luôn luôn mở rộng vòng tay để chia sẻ văn hóa đó.Linh mục Doan Võ Đình Đệ, quản lý giáo phận Quy Nhơn cho biết, Giáo phận Quy Nhơn đang sưu tập được trên 200 đầu sách của nhà in Làng Sông, trong đó có các cuốn rất ý nghĩa về mặt giáo dục như Tập đọc, tập đánh vần ABC, tục ngữ An Nam.

Hiện nay, Giáo phận Quy Nhơn đang quản lý 2 cơ sở liên quan đến chữ Quốc ngữ đó là Nước Mặn và Làng Sông cùng ở huyện Tuy Phước. Việc các giáo sĩ Dòng Tên đến và lập cơ sở tại Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện tuy Phước hiện nay) được coi là bắt đầu quá trình phôi thai, hình thành chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ 17. Và hơn 200 năm sau đã có nhà in Làng Sông, đây là 1 trong 3 nhà in đầu tiên của nước ta in chữ Quốc ngữ.

Giờ đây, Tiểu chủng viện Làng Sông và Nhà in Làng Sông trở thành điểm nghiên cứu văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước. Linh mục Doan Võ Đình Đệ, Quản lý giáo phận Quy Nhơn cho biết: dịp Giáng sinh, ngoài các hoạt động mừng Chúa Giáng sinh, giáo phận cũng kết hợp để thực hiện các hoạt động thiện nguyện để gắn kết mọi người trong toàn giáo phận. Trong dịp lễ Noel này ngoài những việc trang hoàng giáng sinh, máng cỏ, hang đá thì ngoài ra các giáo sứ, các tu viện phải có chương trình đi thăm viếng, tới những gia đình, em bé, cụ già bệnh tật neo đơn, có chút quà chia sẻ mừng lễ.

Chùa Thập Tháp – Thập Tháp Di Đà Tự – Nhơn Thành, An Nhơn *
Một trong những ngôi chùa cổ nhất Bình Định, nơi chứa đựng nhiều dấu tích lịch sử, phật giáo. Lúc đầu, Cận còn có ý định chụp hình trong chính điện, nhưng hai anh em đến đúng giờ lên kinh nhật tụng nên quyết định gác máy lại. Trong một không gian cổ kính, yên bình vang vọng tiếng kinh kệ của những chú Tiểu, mọi muộn phiền như trôi đi, trong tâm lặng lại …

Chùa Thập Tháp

Chùa Thập Tháp – Thập Tháp Di Đà Tự – Nhơn Thành, An Nhơn *

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm hấp dẫn du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định . Nằm ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi.Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ.Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương…

Một trong những ngôi chùa cổ nhất Bình Định, nơi chứa đựng nhiều dấu tích lịch sử, phật giáo. Lúc đầu, Cận còn có ý định chụp hình trong chính điện, nhưng hai anh em đến đúng giờ lên kinh nhật tụng nên quyết định gác máy lại. Trong một không gian cổ kính, yên bình vang vọng tiếng kinh kệ của những chú Tiểu, mọi muộn phiền như trôi đi, trong tâm lặng lại …


Chia sẻ